Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chuyển dịch cơ cấu
Theo như các chuyên gia nhận định trong buổi công bố kinh tế vĩ mô quý III do Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách đưa ra ngày 11/10. Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực thúc đẩy chính trong sự tăng trưởng kinh tế với mức tăng 11.22% cao hơn so với 2 năm trước. Tuy nhiên so với mức đóng góp lên tới 28.4% trong cơ cấu GDP nhóm ngành công nghiệp, sự suy giảm ngành khai khoáng đã có tác động không nhỏ tới tăng trưởng của khu vực này cũng như tăng trưởng kinh tế. mà cụ thế là tính đến hết tháng 9, ngành khai khoảng ước tính giảm 3.6% so với cùng kì năm ngoái, giảm 0.28% tăng trưởng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
Theo nhiều chuyên gia thừa nhân, việc tăng trưởng giảm phụ thuộc vào các ngành khai thác khoáng sản,ngành nguyên liệu thô và dịch chuyển sảng các ngành chế biến, chế tạo tạo khuynh hướng tốt cho kinh tế Việt Nam. Trong quá trình thích nghi với khuynh hướng chuyển dịch này, cần phải có sự chuẩn bị nền tảng cho sự dịch chuyển sang các ngành giá trị gia tăng cao hơn.
Theo như đề xuất của Tổng cục thống kê nhằm đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng GDP 6.7% mà chính phủ đề ra cần phải tăng cường khai thác thêm 2 triệu tấn dầu thô đã không còn được nhắc đến nhiều khi đóng góp ở các ngành công nghiệp khác tăng lên. Điều này cho thấy, để tăng trưởng cần phải có những kế hoạch khác hơn là dựa vào khai khoáng.
Khai thác dần giảm tỷ trọng trong tăng trưởng kinh tế